Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ban Chấp hành Trung ương Đảng dành một phút tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: TTXVN)
Với niềm tiếc thương vô hạn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi sổ tang:"Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người con yêu quý của dân tộc Việt Nam, Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, Người đảng viên Cộng sản kiên trung, một tấm gương sáng ngời không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, người bạn lớn của Nhân dân thế giới, người đã dành trọn cuộc đời, tận tâm, tận lực, tận hiến cho đất nước, cho Đảng, cho Nhân dân, có nhiều công lao và cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cho phong trào cộng sản quốc tế và duy trì hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Kính cẩn nghiêng mình trước Anh linh của Đồng chí, chúng tôi nguyện học tập, noi gương Đồng chí, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc mà Đồng chí trọn đời ấp ủ, phấn đấu hy sinh.
Tên tuổi, sự nghiệp, nhân cách và những cống hiến to lớn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng in đậm trong lòng Nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng".
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm viết trong sổ tang.
Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính viết sổ tang tưởng nhớ Tổng Bí thư. (Ảnh: TTXVN)
Xúc động ghi sổ tang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính viết: "Trước anh linh Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, chúng ta thành kính tôn vinh và biết ơn sâu sắc công lao to lớn, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Nhân dân, của dân tộc, cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời đại mới".
Thủ tướng hứa sẽ cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước nguyện noi gương, đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hết mình để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân Việt Nam ngày càng hạnh phúc, ấm no.
Người đứng đầu Chính phủ cũng bày tỏ "xin kính cẩn nghiêng mình biết ơn, học tập, noi gương và vĩnh biệt Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng".
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính viết trong sổ tang. (Ảnh: Đức Huy)
Ghi sổ tang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta; người cộng sản kiên trung, mẫu mực, trọn đời vì Đảng, vì nước, vì dân.
Chủ tịch Quốc hội viết: "Đồng chí đã dành thời gian, công sức, trí tuệ đối với vấn đề đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội; có định hướng quan trọng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đất nước và kỳ vọng, tin tưởng của cử tri, Nhân dân cả nước. Đồng chí mất đi là tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với đồng chí, đồng bào, gia quyến và bạn bè quốc tế".
Chủ tịch Quốc hội viết: "Kính cẩn nghiêng mình trước Anh linh Đồng chí; nguyện tiếp tục đi theo con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ, các thế hệ đi trước và Đồng chí đã lựa chọn".
Viết sổ tang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến bày tỏ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thế hệ cán bộ công tác mặt trận từ Trung ương đến cơ sở vô cùng đau xót trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi nhưng tên tuổi, sự nghiệp, tấm lòng nhân ái, trọng dân, thương dân, gắn bó mật thiết với Nhân dân còn mãi.
"Chúng tôi luôn khắc ghi những lời căn dặn sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư "Danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất", "lấy yêu dân làm động lực thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", "phải xây dựng, củng cố tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc", "tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt"… Đó là những lời căn dặn vô giá", ông Đỗ Văn Chiến viết trong sổ tang.
Đoàn Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: TTXVN)
Thay mặt Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ghi sổ tang: "Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Nhà lãnh đạo có uy tín, đặc biệt xuất sắc, tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng, trọn đời vì nước, vì dân".
Theo ông Lương Cường, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, bài bản, kiên trì, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, nghiêm minh nhưng rất nhân văn của của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có bước tiến mạnh, đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả, rất quan trọng, toàn diện.
Đồng thời, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được bạn bè quốc tế ghi nhận.
"Tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống của Đồng chí mãi là "kim chỉ nam", tấm gương cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta học tập, noi theo, kiên quyết, kiên trì ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", Thường trực Ban Bí thư Lương Cường viết.
Anh Văn - Đức Huy" alt=""/>Dòng sổ tang xúc động tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngNhiều người sử dụng smartphone quá nhiều, thậm chí cho đến đêm khuya. Ảnh: Shutterstock.
Smartphone là một thiết bị điện tử hỗ trợ con người đắc lực trong kỷ nguyên số. Nhưng thói quen sử dụng quá mức dần khiến chúng ta bị phụ thuộc, thậm chí là nghiện điện thoại.
Theo Android Authority, nhiều người nói rằng cảm thấy căng thẳng và không thể sống một ngày nếu thiếu smartphone. Các chuyên gia gọi đây là chứng “nomophobia” (từ ghép của no-mobile-phone-phobia), miêu tả nỗi lo sợ khi không có điện thoại bên cạnh.
Theo báo cáo hàng năm của Kleiner Perkins Caufield & Byers, trung bình một người dùng sẽ mở khóa điện thoại 150 lần/ngày. Một dữ liệu khác từ SecurEnvoy cũng chỉ ra có đến 66% dân số thế giới có dấu hiệu mắc chứng nomophobia. 20% người sẵn sàng ra đường mà không mang giày suốt một tuần còn hơn là không đem theo điện thoại.
Song, sau 3 tháng sử dụng điện thoại, người dùng thường gặp phải tình trạng suy giảm tư duy logic và khả năng thích ứng với xã hội, một nghiên cứu của Ben-Gurion University cho biết . Các ảnh chụp cộng hưởng từ MRI cũng cho thấy những người có tần suất dùng smartphone cao thường bị ảnh hưởng đến hoạt động não ở vùng thùy não bên phải.
![]() |
Khoa học đã chứng minh sử dụng điện thoại có thể ảnh hưởng đến hoạt động não. Ảnh: Addictive Behaviors. |
Mặc dù biết việc sử dụng điện thoại quá nhiều tiềm ẩn nguy hiểm, nhiều người vẫn không thể từ bỏ thói quen. Theo Android Authority, để chấm dứt tình trạng này, người dùng cần lên kế hoạch và chiến lược cụ thể.
Trên thực tế, smartphone vốn được thiết kế để gây nghiện người dùng. Thiết bị này luôn lôi kéo sự chú ý của chúng ta bằng cách sử dụng màu sắc, âm thanh và chế độ rung để báo hiệu có thông báo mới. Do đó, tắt thông báo ứng dụng sẽ giúp người dùng giảm bớt những thông tin gây nhiễu, mất tập trung.
Một cây bút của Android Authoritycho biết anh đã tắt âm thông báo được một thời gian và không hề có ý định bật lại. Anh cảm thấy vui vẻ hơn khi không bị những thông báo làm phiền dù có sử dụng smartphone hay không. “Tôi đã bật chế độ Không làm phiền cả ngày, giúp tôi chỉ dùng điện thoại mỗi khi cần, không cần phải luôn luôn mất tập trung vì nó”, tác giả cho biết.
![]() |
Người dùng nên hạn chế thông báo từ những ứng dụng không quan trọng để tránh bị xao nhãng. Ảnh: Android Authority. |
Ngoài ra, việc đặt lịch cụ thể để ngừng sử dụng điện thoại trong ngày là một cách khác để thoát khỏi chứng nghiện smartphone.
Một phóng viên tại Android Authoritycho biết cô đã tập thói quen hoàn toàn không sử dụng điện thoại trong khi tắm, ăn sáng hay đưa con đi học. “Trong 8 tiếng đi ngủ, tôi chẳng thể biết chuyện gì đã xảy ra trên Internet nên có thêm 1, 2 tiếng không lên mạng thì cũng chẳng sao cả”, cô nói.
Một vài cây bút khác tại Android Authoritythì cất điện thoại vào tủ hoặc để nó sang phòng khác mỗi khi ở bên người thân, trước khi ngủ. Điều này có thể khó khăn vào thời gian đầu nhưng sau một thời gian, họ đã quen với việc không có điện thoại và không bị mất tập trung, lướt Twitter, Reddit trong vô thức.
Theo Android Authority, quá trình bỏ hẳn chứng nghiện smartphone không thể chỉ hoàn thành chỉ trong một sớm một chiều. Nhưng thay đổi từng chút một và có ý thức về giới hạn mỗi khi sử dụng điện thoại là cách tốt nhất để xây dựng một thói quen tốt.
Cây bút của Android Authoritynói rằng chứng nghiện điện thoại của cô rất bất định. Có những ngày cô không hề động đến điện thoại và chỉ dành thời gian thư giãn với gia đình hoặc làm việc. Nhưng cũng có những ngày cô liên tục sử dụng mà không thể đặt điện thoại xuống. “Tôi phải học cách chấp nhận những thay đổi bất chợt của mình và tin rằng mình sẽ cân bằng nó vào một ngày nào đó”, cô chia sẻ.
![]() |
Nhiều người dùng nói không thể sống thiếu smartphone. Ảnh: Android Authority. |
Có người còn chèn một widget trên màn hình chính, hiển thị tổng thời gian sử dụng điện thoại trong ngày. Cô cho biết cửa sổ này rất hữu ích nếu muốn kiểm soát thói quen của mình.
Bên cạnh đó, Digital Wellbeing trên Android và Screen Time trên iOS là những tính năng phổ biến giúp người dùng cai nghiện smartphone. Họ có thể hạn chế thời gian sử dụng điện thoại, hạn chế thông báo làm phiền, thống kê thời gian và hành vi sử dụng… với những ứng dụng này.
“Cùng với chứng nghiện điện thoại ngày càng tăng, những cách thức để cai nghiện cũng trở nên ngày càng phổ biến”, Android Authoritykhẳng định.
(Theo Zing)
" alt=""/>Cách để ngừng dùng điện thoại đến tận đêm khuya